Làm được những điều này, công việc mà bạn hằng mong muốn sẽ không còn là điều xa vời

Đó cũng là điều mà hầu hết mọi người đều ao ước, được làm điều mình thích. Tuy nhiên, với xã hội ngày nay thì đó hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố khiến cho việc tìm được một công việc mà bạn yêu thích trở nên khó khăn. Những hạn chế và trách nhiệm tỉ như vấn đề tài chính, nghĩa vụ gia đình, nơi sinh sống, nơi bạn từng học, kinh nghiệm và kỹ năng trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến khả năng của bạn để bạn có thể làm công việc mà bạn yêu thích.
Vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể cân bằng được vấn đề được làm việc mình thích và các ràng buộc xung quanh? Dưới đây là một số bước để bắt đầu, và có 8 điều bạn cần xem xét để xác định nghề nghiệp phù hợp với bạn, cân bằng niềm đam mê với thực tế cuộc sống.
Biết bản thân bạn muốn gì. Một trong những cách để nhận biết những gì bạn thật sự muốn, bất kể bạn có nhảy việc hay không, là viết ra những thứ bạn muốn có trong công việc mơ ước của bạn. Có hai cách để làm việc này. Một, là bạn tạo một danh sách những điều bạn “Thích” và “Không thích”. Hai, là tìm kiếm trong những đam mê và mơ ước của bạn để khám phá những gì bạn muốn làm.
Hành động: Với danh sách những điều thích/không thích, bạn hãy nghĩ về những điều bạn thích về công việc trước đây và liệt kê nó ra. Nghĩ về những điều bạn không thích trong quá khứ, viết ra nốt. Sau đó viết lại những điều có nghĩa ngược lại vào phần “Thích” . Để tìm kiếm trong đam mê và mơ ước, hãy viết ra những mơ ước của bạn và cả những khoảnh khắc bạn cảm thấy tâm trạng như bừng sáng, và liệt kê ra những trường hợp cụ thể tại sao khiến bạn có tâm trạng như vậy. Đó là việc bạn đang được làm việc trong một nhóm mà bạn thích? Là điều bạn đã được thử thách? Việc làm này có thể giúp bạn xác định các yếu tố quan trọng trong sự nghiệp lý tưởng của bạn.
Xác định mức độ hài lòng. Bước này rất quan trọng vì nó tác động đến tất cả mọi thứ.
Nó sẽ đưa bạn vượt qua những thăng trầm sự nghiệp và cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng về định hướng nghề nghiệp. Vậy làm thế nào để xác định mức độ hài lòng? 1. Xác định những thành công có ý nghĩa đối với bạn. 2. Xác định sở thích của bạn, hoặc những việc khi bạn tham gia vào thì bạn sẽ quên cả thời gian đang trôi. 3. Xác định xem một ngày làm việc lý tưởng của bạn phải là một ngày như thế nào, những giá trị bạn nhìn thấy và những hoạt động mà bạn tham gia vào. 4. Liệt kê ra 3 giá trị nghề nghiệp hàng đầu của bạn.
Hành động: Dùng 30 phút trong tuần này để viết ra câu trả lời cho 4 câu hỏi trên. Thêm chúng vào danh sách những điều bạn muốn trong một công việc lý tưởng.
Xem xét những yếu tố sự nghiệp từ mô hình sự nghiệp lý tưởng. Một khi bạn đã xác định được những gì khiến bạn hài lòng, bạn cần xác định được những vấn đề khác mà luôn đi kèm với sự hài lòng trong công việc. Ví dụ như:
– Sự tận hưởng: Những việc mà bạn tham gia vào là những việc mà bạn muốn làm thêm ngoài những nhiệm vụ chính.
– Tài năng/Kỹ năng: Những thứ mà bạn giỏi bẩm sinh, cũng như những kỹ năng mà bạn học được theo thời gian.
– Giáo dục: Bất kỳ một khóa học nào mà bạn thích.
– Kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc trước đây mà bạn rất thích và những điều bạn muốn duy trì, phát huy trong công việc mơ ước của bạn.
– Cá tính: Để tìm ra điểm thích hợp, bạn cần phải hiểu bạn là ai, môi trường làm việc nào là môi trường tốt nhất cho bạn? Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại? Loại hình cá tính của bạn tương tác trực tiếp đến công việc.
– Môi trường: Bạn muốn làm việc với loại hình văn hóa công ty nào? Đồng thời cũng nên xem xét vị trí và các giá trị của tổ chức.
– Sự bù đắp: Yếu tố quan trọng cuối cùng là mức lương của bạn, và cả chế độ phúc lợi.
Hành động: Xác định những điểm mạnh của bạn để hiểu được bạn giỏi cái gì và bạn có những điều kiện gì.
Động não: Bây giờ bạn đang có một danh sách các yếu tố cốt lõi về bản thân bạn, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về sự nghiệp phù hợp với bạn. Đừng ngại nghĩ lớn. Không nhất thiết bạn phải suy nghĩ một mình, bạn cũng có thể suy nghĩ cùng một người quan trọng với bạn hoặc bạn thân.
Hành động: Duy trì những điều đang có và động não. Sử dụng một ứng dụng nhật ký trên máy tính bảng hoặc một file Excel để lưu trữ thông tin làm cơ sở dữ liệu cho việc suy nghĩ.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *