6 lời nói dối vô hại nhưng lại giúp bạn phát triển sự nghiệp

Nói dối chưa hẳn đã là xấu và trong một số trường hợp thì lời nói dối thật sự rất cần thiết để đảm bảo của bạn được “xuôi chèo mát mái”. Tuy nhiên, ngoại trừ 6 lời nói dối vô hại dưới đây, bạn tuyệt đối không được nói sai sự thật để biện minh cho những sai lầm của mình như đi trễ hay không hoàn thành công việc kịp deadline.
1. “Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ sếp cũ”

Đây là câu trả lời thông minh mà bạn nên đáp trả với nhà tuyển dụng mỗi khi được hỏi về sếp cũ dù sự thật có thể trái ngược hoàn toàn. Không phải vì áp lực công việc hay mâu thuẫn với đồng nghiệp mà chính vị sếp “khủng long bạo chúa” mới là nguyên nhân khiến bạn ra đi thì bạn cũng không nên dại dột nói ra hết nỗi lòng, ngồi kể lể với nhà tuyển dụng. Hãy luôn tỉnh táo, đừng để rơi vào cái bẫy mà họ bày ra. Không ai lại muốn nhận một người vô ơn và không biết tôn trọng người khác. Thay vì nói thật để rồi mất đi cơ hội thì một lời nói dối vô hại sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
2. “Tôi rất yêu thích công việc này”

Chỉ cần bạn thể hiện sự chán nản trong công việc thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng chung của những đồng nghiệp xung quanh, chưa kể đến việc sếp sẽ không hài lòng với thái độ của bạn. Bằng việc giả vờ nói rằng bạn rất hào hứng với công việc, bạn sẽ tự thôi miên tâm trí của mình để hiệu quả hơn và còn ghi được điểm với sếp. Bạn cũng nên tìm hiểu về các lí do khiến đồng nghiệp của mình luôn tràn đầy năng lượng và yêu thích công việc để hoàn thiện bản thân và tìm ra tiếng nói chung nhằm gắn bó lâu dài với tổ chức.
3. “Tôi có thể làm được”

Khi được sếp giao cho trọng trách mới, bạn không thể nói với sếp rằng bạn không đủ tự tin để đảm nhận. Dù có lo lắng như thế nào thì bạn cũng nên biết kiềm chế cảm xúc và nắm bắt cơ hội. Hãy nói dối rằng bạn có thể hoàn thành chúng một cách xuất sắc và mong đợi sự hỗ trợ từ sếp. Không hiển nhiên mà sếp giao phó cho bạn những nhiệm vụ quan trọng, chắc chắn sếp đã nhìn ra được năng lực thực sự của bạn, vậy nên đừng vội vàng từ chối.
4. “Đây là lỗi của tôi”

Nghe khó có vẻ khó chấp nhận vì tại sao lại phải nhận sai về mình khi bạn không phải là người mắc lỗi, tuy nhiên, nếu làm việc trong các công ty Nhật Bản bạn sẽ thấy rằng đây là chuyện hoàn toàn cần thiết. Văn hóa Nhật không cho phép họ chỉ trích hay hạ bệ người khác trước mặt đám đông và luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, thường thì người đứng đầu sẽ nhận hết trách nhiệm về mình thay vì đổ lỗi cho cấp dưới. Chính những lời nói dối đầy thiện chí này khiến cho người Nhật luôn được đồng nghiệp tôn trọng và yêu quý cũng như được sếp đánh giá cao.
5. “Nếu mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau thì chúng ta sẽ thành công”

Tho như Jack Welch – CEO huyền thoại của GE (General Electronic) thì sự lạc quan và tinh thần đoàn kết là yếu tố quyết định đến thành công của tổ chức trong những giai đoạn khó khăn. Khi bạn là nhà lãnh đạo, là người đầu tàu dẫn dắt toàn thể nhân viên, bạn không được để họ nhận ra sự bất an và suy nghĩ bi quan về tương lai của công ty hoặc tính khả thi của dự án. Hãy củng cố tinh thần của họ bằng những câu nói tích cực và khích lệ họ cùng nhau cố gắng. Chính niềm tin mãnh liệt sẽ mang lại thành công mà bạn không thể ngờ tới được.
6. “Tôi không thấy phiền khi giúp đỡ”

Có lẽ đây là câu trả lời được nhiều người lựa chọn nhưng được bao nhiêu lần bạn thật lòng cảm thấy vui vẻ khi giúp đỡ đồng nghiệp của mình? Sẽ có lúc khối lượng công việc khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi nhưng khi được nhờ vả, bạn cũng không thể chối từ. Đây rõ ràng là lời nói dối khiến bạn trở thành anh hùng trong mắt sếp và đồng nghiệp, mọi người sẽ rất yêu quý bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cảnh giác với những lời nhờ giúp đỡ, nếu không bạn sẽ dễ rơi vào tình huống bị lợi dụng hoặc gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của chính mình.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *